banner2019
 
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Các giải pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh
Cập nhật lúc 11:08 ngày 26/09/2014

Theo con số công bố của Tổng cục Thống kê ngày 27/6, tính đến thời điểm 1/7/2014, lực lượng lao động cả nước ước là 53,7 triệu người, tăng 0,2 triệu người so với cùng thời điểm năm 2013. Trong đó lao động nam chiếm 51,4%; lao động nữ chiếm 48,6%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47,3 triệu người, giảm 10.200 người so với cùng thời điểm năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 6 tháng đầu năm ước tính 52,7 triệu người, tăng 0,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm, số người có việc làm quý I là 52,5 triệu người, tăng 616.100 người so với cùng kỳ năm 2013; quý II là 52,7 triệu người, tăng 282.600 người.

Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đề ra mục tiêu “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng v́ đoàn viên và người lao động, v́ới sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xă hội; nâng cao chất lương công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa”.

Với phương châm hành động: “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, với sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn”

Từ mục tiêu và phương châm hành động đó, cho thấy, đích cuối cùng của hoạt động công đoàn là xây dựng cho được công đoàn cơ sở vững mạnh. Việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng đoàn viên và công nhân viên chức, lao động mà còn góp phần xây dựng xây dựng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị văn hoá.

Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là một công việc khó khăn đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp.

1- Giải pháp về tổ chức

Một tổ chức mạnh phải mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hai yếu tố này luôn bổ sung thúc đẩy lẫn nhau.

Trước hết Ban Chấp hành phải được kiện toàn. Có quy chế phân công công việc rõ ràng cho từng người để các uỷ viên phát huy khả năng của mình và giúp Chủ tịch lãnh đạo Ban chấp hành hoàn thành nhiệm vụ.

Công tác phát triển đoàn viên phải thường xuyên được quan tâm. Luôn có kế hoạch tuyên truyền, vận động người lao động vào tổ chức Công đoàn. Các tổ Công đoàn sinh hoạt thường kỳ thực hiện phân công đoàn viên giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt công tác thăm hỏi, động viên khi đoàn viên có việc vui, buồn.

2- Giải pháp về tài chính

Phần lớn các CĐCS hiện nay chưa thể đáp ứng đủ tài chính cho hoạt động của Công đoàn. Để có nguồn tài chính, các công đoàn cơ sở cần quan tâm:

- Đề nghị cơ quan chuyên môn trích đủ kinh phí  theo quy định.

- Đề nghị Cơ quan chuyên môn hỗ trợ khi cần thiết.

- Thu đủ đoàn phí Công đoàn.

- Thực hiện gây quỹ bằng lao động, tận dụng phế liệu, đăng ký đảm nhận các phần việc hoặc công trình để lấy tiền gây quỹ.

- Tranh thủ sự ủng hộ từ các nguồn tài trợ…

Điều cần quan tâm trong tài chính công đoàn là phải xây dựng các quy chế để chi tiêu cho phù hợp trên nguyên tắc tài chính là “động lực”, là “chất bôi trơn” chứ không phải là “lực cản” của hoạt động công đoàn.

Ngay từ đầu năm CĐCS phải xây dựng dự toán chi tiêu để đảm bảo các mặt hoạt động hài hoà, tránh tập trung cho một mặt hoạt động nào đó mà bỏ qua các hoạt động khác. Cũng cần phân biệt rõ: Quỹ Công đoàn không chi cho thăm quan du lịch không chi cho các ngày lễ tết. Phần này đề nghị cơ quan chuyên môn chi. Công đoàn chỉ chi hỗ trợ hoặc chi theo nội dung hoạt động Công đoàn.

Cần vận động đoàn viên xây dựng thêm các quỹ như quỹ tình nghĩa, quỹ xoá đói giảm nghèo vv… Để hỗ trợ cho phần chi của quỹ Công đoàn.

Hàng năm tài chính CĐ phải có quyết toán và thông báo công khai, minh bạch.

3- Giải pháp hoạt động phong trào

Hoạt động phong trào là các hoạt động mang tính xã hội, đáp ứng nhu cầu tham gia và hưởng thụ của đoàn viên, gắn kết mặt xã hội của các đoàn viên, thực hiện theo yêu cầu của cấp trên và yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên ở cơ sở.

Các hoạt động phong trào cần phải được xây dựng kế hoạch thực hiện một chi tiết, có thời gian, điều kiện vật chất và phân công người thực hiện.

Khi gặp khó khăn cần tìm biện pháp thực hiện, tránh trường hợp dễ làm, khó bỏ, không thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Cũng tránh trường hợp người lãnh đạo thích phong trào nào thì tổ chức phong trào đó mà không quan tâm tạo sân chơi mới cho đoàn viên, đáp ứng nguyện vọng của số đông đoàn viên trong cơ sở. Có thể liên kết, giao lưu với các đơn vị bạn trong phong trào văn hoá thể thao để mở rộng quan hệ…

Trong hoạt động phong trào cần chú ý sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng động viên.

4- Giải pháp mang tính tổng hợp

Để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh công đoàn cấp trên cần cung cấp  đầy đủ văn bản để CĐCS thực hiện.

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, đặc biệt là Chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn cơ sở phải nghiên cứu kỹ văn bản của CĐ cấp trên, đồng thời căn cứ vào thực tiễn sản xuất của đơn vị mình để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, có hiệu quả, tránh việc triển khai qua loa, hình thức vừa không đem lại hiệu quả cho phong trào vừa làm mất uy tín của CĐ.

Làm tốt công tác lưu trữ tài liệu để có tài liệu sử dụng cho các khoá sau, các cá nhân sau.

Phải xây dựng được các quy chế cần thiết để hoạt động như: Quy chế phối hợp hoạt động với chuyên môn, quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, quy chế thăm hỏi đoàn viên…

Làm tốt chức năng nhiệm vụ Công đoàn theo pháp luật quy định. Xây dựng mối quan hệ hài hoà với cơ quan chuyên môn và người lao động. Đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển và đảm bảo quyền và lợi ích người lao động.

 Cổ Nguyệt