banner2019
 
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Lao động nước ngoài tham gia BHXH, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn?
Cập nhật lúc 01:57 ngày 26/05/2020
Về đoàn phí công đoàn:
Người nước ngoài lao động tại Việt Nam là đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn (Khoản 3.2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020). Do đó, người nước ngoài lao động tại Việt Nam không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định:
Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. 
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Khoản 1, Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2018) quy định:
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Như vậy, căn cứ đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp sẽ tính cả tiền lương của các lao động người nước ngoài đóng BHXH trong doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm về quy định đóng kinh phí công đoàn (Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):
Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
Thanh Huyền tổng hợp