banner2019
 
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
CĐ Cty CP Gang thép Thái Nguyên: Phối hợp tham gia thực hiện công tác ATVSLĐ và BVMT
Cập nhật lúc 10:09 ngày 25/03/2014

Công tác bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường, mà nội dung chủ yếu là công tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố thiết bị, cháy nổ, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Công tác bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường trong Công ty CP Gang thép Thái Nguyên được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, Công đoàn Công ty đã phối hợp với chuyên môn triển khai toàn diện trên các lĩnh vực: Tuyên truyền giáo dục, tổ chức lực lượng, xây dựng kế hoạch mục tiêu và biện pháp tổ chức thực hiện ba nội dung kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp, chế độ chính sách về bảo hộ lao động (BHLĐ) và bảo vệ môi trường (BVMT).

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ-PCCN

Kết quả, toàn Công ty đã tích cực thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng về sản lượng, tiêu thụ sản phẩm năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quy định hoạt động BHLĐ và BVMT của Công đoàn các cấp gồm 8 nội dung và tại thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011, 8 nội dung đã được cụ thể hoá thành 5 nhiệm vụ và 3 quyền hạn. Từ 2012 đến nay, hoạt động phối hợp thực hiện công tác AT - VSLĐ và BVMT của công đoàn các cấp với thủ trưởng và cơ quan quản lý đồng cấp trong toàn Công ty chủ yếu dựa vào 5 nhiệm vụ và 3 quyền đã được quy định.

Luyện thép

Công đoàn Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã đề ra 7 nội dung phối hợp giữa công đoàn bộ phận và quản đốc phân xưởng tổ chức thực hiện về Công tác AT-VSLĐ và bảo vệ môi trường tại nơi trực tiếp sản xuất:

1. Phối hợp với Quản đốc tổ chức thực hiện các nội dung đã được ký kết trong thoả ước lao động tập thể về BHLĐ và BVMT .

2. Tham gia tổ chức việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATLĐ, VSLĐ; Tham gia huấn luyện BHLĐ & BVMT cho người lao động; Các quy định chỉ dẫn liên quan đến công tác đảm bảo AT -VSLĐ và BVMT mà người lao động phải thực hiện theo cương vị được giao.

3. Tham gia với Quản đốc xây dựng, bổ sung sửa đổi quy chế, quy định về ATLĐ,VSLĐ, chế độ chính sách BHLĐ, kế hoạch BHLĐ & BVMT, các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động, phổ biến đến mọi người trong phân xưởng cùng thực hiện.

4. Tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành chế độ chính sách, tiêu chuẩn, các quy định trong thỏa ước về BHLĐ & BVMT của Công ty, đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, tự kiểm tra đột xuất, định kỳ; Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của tổ sản xuất và người lao động về công tác đảm bảo AT-VSLĐ  & BVMT đã được ký kết trong thoả ước lao động.

5. Tham gia điều tra TNLĐ, sự cố thiết bị, cháy nổ, phối hợp theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình TNLĐ, cháy nổ, BNN trong phân xưởng.

6. Tham gia việc xét thưởng, xử lý vi phạm về AT-VSLĐ & BVMT, thực hiện quy chế phân phối thu nhập gắn với kết quả thực hiện công tác AT-VSLĐ.

7. Tham gia xây dựng chương trình hành động thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về AT-VSLĐ và BVMT; Vận động công nhân lao động phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc; Quản lý tốt mạng lưới ATVSV của phân xưởng, bố trí 100% tổ trưởng công đoàn làm an toàn vệ sinh viên.

Đào Xuân Kỷ

Trưởng Ban Tuyên giáo Công đoàn Tcty Thép VN-CTCP