banner2019
 
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 26/9/2017
Cập nhật lúc 05:23 ngày 26/09/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Mất 1.700 tỷ đồng dán nhãn, mỗi chai bia đội thêm chi phí gần 200 đồng.
Dân trí phản ánh, theo tính toán của Bộ Công Thương, giá thành một sản phẩm nhãn bia giấy là 179 đồng và giá một sản phẩm nhãn bia in phun trực tiếp là 145,44 đồng. Như vậy, số tiền chi phí doanh nghiệp bỏ ra để dán tem cho sản phẩm này hàng năm dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng.  
2. TKV tích cực xử lý môi trường từ nước thải các mỏ than.
Ngành than đang tập trung mọi nỗ lực để đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải mỏ nhằm không làm ảnh hưởng đến môi trường và đáp ứng nhu cầu tái sử dụng của các đơn vị ngành than. Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp công nghệ, mẫu nước sau xử lý còn được kiểm định thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp của Bộ Tài nguyên- Môi trường.
3. Xử lý 12 dự án của ngành Công Thương vào năm 2010: Có thể khiến các dự án bị ép giá.
Bộ Công Thương đã kiên quyết chỉ đạo các lãnh đạo tập đoàn, Tổng Công ty phải xử lý triệt để các dự án, nhà máy thua lỗ, hạn định được đưa ra là năm 2020. Ngoài các biện pháp nâng cao quản trị; bán thanh lý nếu đấu giá không thành công; thay thế người đứng đầu các dự án thua lỗ; đưa ra pháp luật phân giải… Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể chỉ thay thế người đứng đầu là xong chuyện!
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh về việc xử lý 12 dự án thua lỗ thì “Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực để sắp xếp lại và điều chỉnh cán bộ. Vấn đề là phải xử lý dứt điểm về trách nhiệm của những người đã gây ra sự trì trệ dẫn tới thua lỗ phá sản của những vụ đầu tư này. 
4. Thủy điện và thiên tai còn nguy hiểm hơn nước biển dâng.
Đó là phản ảnh của BáoTuổi trẻ, theo tác giả bài viết, nước biển dâng vẫn không nguy hiểm bằng thiên tai vì ĐBSCL chưa chuẩn bị cho việc đối phó với thiên tai như bão lớn, hơn nữa các thủy điện trên dòng chính và thượng nguồn sẽ làm biến đổi dòng chảy, là gia tăng thêm thời tiết cực đoan. GS.TS Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu, khẳng định như vậy khi trình bày báo cáo đề dẫn đánh giá tổng quan về các thách thức với ĐBSCL.
Cũng theo giáo sư Trần Thục, các dự án trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong (144 hồ thủy điện) sẽ gây biến động nhanh và đáng kể mực nước phía hạ lưu, gây ra sự suy giảm rất lớn về bùn cát và gây gián đoạn các mùa sinh thái - thủy văn. Thủy điện làm một số loài sinh vật tuyệt chủng - Giáo sư Trần Thục khẳng định.
LH (Nguồn VP Bộ CT)