banner2019
 
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 23/6/2017
Cập nhật lúc 09:23 ngày 25/06/2017

Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh- thông tin cụ thể như sau:

1. Hai Bộ giải cứu nông sản và thực tế buồn.

Báo Đất Việt phản ánh, suốt thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải cứu nông sản. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao. 

Cụ thể, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp như, xây dựng, triển khai các chính sách về phát triển hạ tầng thương mại, chợ, logistics. Bên cạnh đó, bộ này còn đàm phán mở cửa và đa dạng hóa thị trường, kết nối cung cầu. Bộ Công Thương đề nghị Bộ NN&PTNT cần tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của các doanh nghiệp thu mua chế biến lớn và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu. Điều này sẽ hỗ trợ Bộ Công Thương trong đàm phán mở rộng thị trường.

''Giải cứu'' nông sản là một điệp khúc buồn của ngành nông nghiệp Việt Nam, diễn ra từ năm nay sang năm khác, và chưa có hồi kết. Từ đầu năm đến nay chúng ta đã phải giải cứu chuối, sau đó giải cứu dưa hấu và mới đây là giải cứu thịt lợn.

Trước thực tế này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám từng nhận định rằng, giải cứu nông sản hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giảm thua thiệt cho nông dân trước mắt. Về lâu dài cần phải nắm rõ thị trường để có định hướng đúng trong việc mở rộng diện tích nông sản xuất khẩu.

2. Việt Nam nhập than ngày càng nhiều: Thực tế đau lòng.

Báo chí ngày hôm nay 23/6 đăng tải khá nhiều thông tin liên quan Hội nghị cấp cao ra mắt Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam và Đối thoại chính sách, trong đó đặc biệt chú ý đưa tin ý kiến của Người đứng đầu ngành Công Thương – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về vấn đề nêu trên.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, từ một nước xuất khẩu than hàng đầu, nhưng đến nay Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này. Theo Bộ trưởng, ban đầu chúng ta nhập khẩu từ 5-7 triệu tấn than, nhưng sẽ tiếp tục tăng lên khoảng vài ba chục triệu tấn và nhiều hơn nữa trong những thập kỷ tới. Nguyên nhân là do sự hạn hẹp và sự giới hạn của nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có than đá.

Chia sẻ với Đất Việt với về đề này, GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Hội địa hóa Việt Nam thừa nhận thời gian qua chúng ta đã phải nhập khẩu một lượng than lớn từ nước ngoài vào để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, trong đó có Indonesia.

Tuy nhiên vị chuyên gia cho rằng nói Việt Nam là một nước xuất khẩu than hàng đầu thì chưa hoàn toàn đúng. “Việt Nam có xuất than sang Trung Quốc do nước này dùng than để sản xuất điện. Tuy nhiên với công nghệ khai thác lạc hậu, máy móc vẫn từ thời xưa thì chúng ta không thể ra được nhiều than xuất khẩu như tuyên bố được”, ông Thuận nhấn mạnh. 

 Xem chi tiết tại đây. 

LH (Nguồn VP Bộ CT)