banner2019
 
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Tạo sự khác biệt về quyền lợi của đoàn viên
Cập nhật lúc 09:30 ngày 03/02/2017

Tại Hội thảo về đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ Việt Nam trong tình hình mới, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho biết, cùng với quá trình phát triển của đất nước, cơ cấu đoàn viên CĐ khu vực DN ngoài nhà nước dần chiếm tỉ trọng lớn, đánh dấu môi trường hoạt động có sự thay đổi cơ bản. 

Đồng thời, đoàn viên, NLĐ mong muốn CĐ Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, đảm đương tốt chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp 2013 quy định và những định hướng lớn của Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định. Đặc biệt, việc ký kết, thực hiện cam kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tác động nhiều mặt đến CĐ Việt Nam. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi tổ chức CĐ Việt Nam phải chủ động tiếp tục đổi mới như là nhu cầu tự thân trọng quá trình phát triển của tổ chức CĐ. Nhiều ý kiến tham luận của các nhà khoa học và đại diện các bộ, ban ngành tại hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và nhận thức chung những vấn đề cốt lõi về đổi mới CĐ trong tình hình mới.

Tổ chức công đoàn phải nâng cao năng lực

PGS-TS Vũ Quang Thọ (Viện trưởng Viện CN-CĐ), sau khi nêu rõ những ưu điểm và hạn chế của Tổng LĐLĐVN, đã đưa ra những giải pháp pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động của CĐ Việt Nam. “Hiện nay, bộ máy của Công đoàn Việt Nam còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao; thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài quan hệ LĐ khiến tiêu hao nhiều nguồn lực, nguồn vốn, nhất là đối với CĐ cấp trên cơ sở, cụ thể là CĐ cấp huyện” - PGT-TS Vũ Quang Thọ nhận xét.

PGS-TS Vũ Quang Thọ thẳng thắn chỉ ra rằng: CĐ Việt Nam buộc phải tự nâng cao năng lực, cần phải đổi mới mạnh mẽ để trở nên hấp dẫn đối với NLĐ. “CĐ Việt Nam cần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ; quan tâm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, trở thành tổ chức chính danh thực sự của NLĐ” - PGS-TS Vũ Quang Thọ nói. Song song với sự đổi mới của CĐ Việt Nam, hệ thống chính trị cần đổi mới đồng bộ, Đảng cũng cần thay đổi phương thức và nội dung lãnh đạo đối với tổ chức CĐ…

Tăng cường lợi ích cho đoàn viên

Đánh giá về Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ trong giai đoạn hiện nay” do Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN xây dựng, TS Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Quan hệ lao động (Bộ LĐTBXH) - cho rằng, trong đề án này, Tổng LĐLĐVN đã nghiên cứu sâu, toàn diện; nhận diện được những vấn đề đặt ra cũng như đề ra cụ thể các giải pháp; mà một trong số đó là tạo sự khác biệt giữa quyền lợi của đoàn viên với quyền lợi của NLĐ chưa là đoàn viên CĐ hoặc đoàn viên CĐ được mua hàng hóa giảm giá, sử dụng cơ sở vật chất du lịch của CĐ…

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Mạnh Cường cũng đặt ra mục tiêu phải xây dựng CĐCS thực sự là đại diện cho NLĐ. Đối với CĐ cấp trên cơ sở, theo TS Cường, không nên coi là trên NLĐ, mà phải là trong và cùng NLĐ. Nhiệm vụ của CĐ cấp trên cơ sở là gây dựng CĐCS; thành lập; hỗ trợ vô điều kiện cho CĐCS, lúc nào NLĐ cần là có mặt; bảo vệ được cán bộ CĐ và NLĐ trong tình huống cần thiết…