banner2019
 
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Nâng cao năng lực, kỹ năng thương lượng và ký kết TƯLĐTT trong doanh nghiệp
Cập nhật lúc 10:31 ngày 05/04/2016

Việc xây dựng, thương lượng, ký kết TƯLĐTT được thực hiện khi một trong hai bên là ban chấp hành công đoàn đại diện cho tập thể người lao động, hoặc người sử dụng lao động có yêu cầu, để thoả thuận về các điều kiện lao động và sử dụng lao động,quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.

Nhà nước khuyến khích việc ký kết TƯLĐTT có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định cuả pháp luật lao động. Thực tiễn cho thấy do công tác chuẩn bị chưa tốt, chưa tìm ra được các nội dung phù hợp với nhu cầu của người lao động nên hầu hết các bản TULĐTT ở các doanh nghiệp có chất lượng chưa được như mong muốn. Việc ký kết TƯLĐTT còn mang tính hình thức, chủ yếu là để đối phó với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và công đoàn cấp trên mà chưa thực sự có sự thương lượng, đàm phán, cân nhắc các điều khoản sẽ được ký kết để thực thi trong doanh nghiệp. Phần lớn các bản TƯLĐTT là sao chép lại các điều đã được quy định trong Luật Lao động. Chưa cụ thể hoá được các quy định mà pháp luật lao động khuyến khích. Rất ít có bản TƯLĐTT có các quy định có lợi hơn cho người lao động.


Có một số nội dung rất cần thiết mà người lao động quan tâm nhưng lại không được đưa vào TƯLĐTT như: Tiền lương ngừng việc, chế độ nâng lương, nâng bậc hàng năm, định mức lao động… ít hoặc không được đưa vào nội dung thương lượng để ký kết. Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp người sử dụng lao động rất muốn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp mình như tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát… nhưng lại không muốn đưa những nội dung này thành điểu khoản cứng trong thoả ước LĐTT do nguồn kinh phí cho các việc trên không ổn định, mà phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng năm mà người sử dụng lao động bàn bạc với BCH công đoàn cơ sở có tổ chức hay không? Điều này đã thể hiện sự tuỳ tiện trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp. Mặt khác cũng thể hiện vai trò, kỹ năng đối thoại, thuyết phục của ban chấp hành công đoàn chưa tốt trong việc đàm phán, thương lượng và ký kết TƯLĐTT.

Để có được bản TƯLĐTT có chất lượng, có các đIều khoản có lợi hơn cho người lao động xin được đề xuất một số công việc cần làm đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở:

1. Phải nắm vững các cơ sở pháp lý về thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể(Những quy định pháp luật cụ thể đối với việc ký kết TƯLĐTT)

2. Tiến hành tổ chức thương lượng: Thành lập tiểu ban xây dựng TƯLĐ (Tiểu ban này có nhiệm vụ tham mưu và giúp BCHCĐCS xây dựng các các nội dung cần đàm phán, thương lượng)

3. Thu thập các thông tin liên quan đến tâm tư ,nguyện vọng và những nhu cầu chính đáng của người lao động một cách cụ thể. Đồng thời phân loại từng nhóm vấn đề để đưa ra thương lượng, đàm phán (Trước khi đàm phán, BCHCĐ cần họp bàn, thống nhất nội dung trên cơ sở thông tin thu thập được, để đưa ra yêu cầu đối với người sử dụng lao động, theo nguyên tắc “Dễ trước, khó sau”

4. Phương pháp thương lượng: Tránh xuôi chiều, thủ tiêu đấu tranh. Một điều cần lưu ý đối với các đồng chí chủ tịch công đoàn là phải có sự tự tin, dũng cảm, không tự ty trong khi đàm phán thì cuộc thương lượng mới được bình đẳng và đạt được mong muốn. Những điều đã được thống nhất, thoả thuận cần phải được ghi nhận bằng biên bản.