banner2019
 
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
CĐCTVN: Giải pháp góp phần đẩy mạnh thực hiện chính sách đối với lao động nữ
Cập nhật lúc 04:14 ngày 05/03/2016

Hiện nay, vấn đề đặt ra đối với tổ chức phải có biện pháp nhằm cải thiện mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhằm  hạn chế xung đột có thể xảy ra, qua đó góp phần ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời vừa phải bảo vệ được quyền lợi của người lao động. Do đó, nhu cầu trong việc tuyên truyền Pháp luật Lao động, thông tin, bồi dưỡng về pháp luật trong CNVCLĐ mà đặc biệt đối tượng là Nữ CNVCLĐ ngày càng trở nên cấp thiết.

Thời gian qua, thực hiện chức năng và chương trình công tác xây dựng mối quan hệ hài hoà trong doanh nghiệp, Công đoàn Công Thương Việt Nam thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, tập huấn về chế độ chính sách cho lao động nữ cán bộ nữ công; in, sổ tay Những quyền cơ bản của người lao động để phát hành cho CNVCLĐ trong đó quy định rõ những quyền đối với lao động nữ; đồng thời CĐN chỉ đạo, theo dõi công đoàn các đơn vị triển khai thi hành Luật Lao động, Luật BHXH, Luật Bình đẳng giới việc tham gia kiểm tra giám sát thực hiện chính sách lao động nữ đặc biệt trong các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng.


Ban Nữ công CĐN đã chỉ đạo, hướng dẫn Ban nữ công các cơ sở tích cực tham gia công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động nữ  tại ở cơ sở. Ban Nữ công các đơn vị đã tham gia cùng Công đoàn và chuyên môn nghiên cứu thị trường, mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh của đơn vị, tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung, trong đó có nữ CNVCLĐ. Trong lao động sản xuất, phần lớn chị em được bố trí công việc phù hợp, các chế độ ốm đau, thai sản, nuôi con, vệ sinh trong lao động được các đơn vị thực hiện tốt.

Hàng năm, Công đoàn Ngành đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tại các CĐCS việc thực hiện Luật Lao động, Điều lệ CĐ, an toàn vệ sinh lao động đối với lao động nữ; việc thực hiện chế độ đối với lao động nữ dôi dư tại các doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Các cơ sở đã kiểm tra đều thực hiện tốt chính sách đối với lao động nữ tại đơn vị mình, thực hiện tốt chính sách đối với lao động nữ và chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ nữ, mang lại kết quả thiết thực. Nhìn chung, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đã góp phần tích cực trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật Lao động trong nữ CNVCLĐ; hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ lao động trước người sử dụng lao động, trước toà án và các cơ quan, tổ chức khác có nhiều bước phát triển tích cực; tạo niềm tin, sức hút và sự gắn bó của nữ CNVCLĐ đối với tổ chức Công đoàn.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thực tế hoạt động tuyên truyền pháp luật và tham gia kiểm tra giám sát thực hiện chính sách lao động nữ còn gặp phải một số khó khăn, mà đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động trong nữ CNVCLĐ ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng ở việc phổ biến, tuyên truyền về chính sách áp dụng chung cho CNVCLĐ, mà chưa đi sâu vào các chính sách đối tượng là lao động nữ; chưa có chương trình cụ thể, chưa có sự phân công cán bộ theo dõi thường xuyên. Sự phối kết hợp giữa CĐ với chính quyền đồng cấp và các cơ quan chức năng ở một số nơi chưa đồng bộ và kịp thời. Điều kiện hoạt động, kinh phí đầu tư cho công tác này ở công đoàn các doanh nghiệp còn rất hạn chế, ảnh hưởng tới kết quả tổ chức thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động mới tập trung ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, đối với khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kết quả triển khai còn thấp.  Mặc dù cơ quan chức năng đã quyết định ban hành quy chế để các doanh nghiệp và công đoàn cùng cấp phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về việc thực hiện pháp luật lao động, nhưng việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện có hiệu quả, tình trạng vi phạm chính sách đối với người lao động nói chung, chính sách đối với lao động nữ nói riêng ở các doanh nghiệp chưa được xem xét xử lý kịp thời. Hiệu lực thi hành một số chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng động lao động nữ chậm đi vào thực tế, tư tưởng “ngại” sử dụng lao động nữ vì phải thực hiện các chính sách đối với lao động nữ như: nghỉ thai sản, nghỉ con ốm, thời gian cho con bú… còn tồn tại ở một số loại hình doanh nghiệp. Một bộ phận nữ công nhân lao động trình độ nhận thức pháp luật - nhất là pháp luật về lao động còn hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, kỷ luật lao động còn nhiều, các hoạt động bộc phát trái với quy định của pháp luật lao động tiếp tục diễn ra ở dịên rộng. Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp sự ổn định của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của người lao động, thậm chí trở thành nguyên nhân của các vụ xung đột làm nảy sinh mâu thuẫn và các vụ tranh chấp lao động, dẫn đến lãn công, đình công. Tình trạng cập nhật các văn bản mới về pháp luật lao động chưa được đầy đủ đặc biệt ở những đơn vị cơ sở phân tán, ở vùng sâu, vùng xa.

Trước thực trạng nêu trên, các cấp công đoàn trong Ngành cần đẩy mạnh công tác tham gia phối hợp với các cấp chính quyền, ban, ngành trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tập trung vào những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốc doanh. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, theo hướng đa dạng hoá hình thức và nội dung, nhằm mục đích làm cho người lao động hiểu rõ hơn về lợi ích của doanh nghiệp luôn gắn liền với lợi ích của người lao động. Trong các doanh nghiệp có đông lao động nữ cần chú trọng nâng cao các kiến thức về giới cho nữ công nhân, lao động để có nhận thức đúng đắn về chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Tăng cường vai trò tham gia quản lý, thực hiện chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CNVCLĐ, đặc biệt tại một số đơn vị ngoài quốc doanh. Cần quan tâm và đầu tư cân đối cho việc đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là nữ cán bộ CĐCS. Tăng cường đội ngũ cộng tác viên pháp luật. Tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ CĐ và nữ CNVCLĐ. Củng cố và sử dụng, khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật đã có. Kiến nghị với Nhà nước có quy định cụ thể về xây dựng tủ sách pháp luật ở doanh nghiệp. Không ngừng phát huy có hiệu quả công tác giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng; kịp thời kiểm tra và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật lao động, góp phần làm lành mạnh hoá mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp, để góp phần xây dựng và duy trì mối  quan hệ hài hoà, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các bên tham gia đòi hỏi việc không ngừng nâng cao nhận thức pháp luật - đặc biệt là pháp luật lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, của tổ chức công đoàn và đối với mỗi người lao động; đồng thời thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, trên cơ sở đối thoại, bình đẳng, những tồn tại vướng mắc sẽ được xem xét  giải quyết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.