banner2019
 
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Các hành vi can thiệp, thao túng và phân biệt đối xử của người sử dụng lao động đối với công đoàn
Cập nhật lúc 07:00 ngày 30/09/2016

Tuyên bố 1998 và các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đề cập đến quyền công đoàn là một trong những quyền cơ bản của người lao động.

Trong đó, để bảo vệ quyền công đoàn thì các hành vi can thiệp, thao túng và phân biệt đối xử của người sử dụng lao động đối với công đoàn là nghiêm cấm.

Các hành vi này có thể mang tính chất cản trở, cũng có thể là mua chuộc cán bộ công đoàn và hoạt động công đoàn.

Các hành vi này có thể xuất hiện từ quá trình thành lập và gia nhập công đoàn, hoặc trong quá trình hoạt động công đoàn (bao gồm các hoạt động đối thoại, thương lượng hay các hoạt động về tài chính).

Thực tế, để khó có thể nhận diện được hết hành vi can thiệp, thao túng và phân biệt đối xử của người sử dụng lao động đối với công đoàn. Các hành vi này có thể tồn tại hợp pháp dưới dạng nhiều hình thái khác nhau mà từ ngoài nhìn vào rất khó để phân biệt. Bởi vậy để các hành vi chống công đoàn không xảy ra, chính bản thân người lao động cần phát hiện và có hành động sớm.

Tổ chức Lao động Quốc tế đã có một số gợi ý về các hành vi chống công đoàn và cách xử lý như sau (click để xem chi tiết).