banner2019
 
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Đoàn đại biểu Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, làm việc tại Nhật Bản
Cập nhật lúc 02:34 ngày 07/10/2024
Thực hiện Quyết định số 1552/QĐ-TLĐ ngày 26/8/2024 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đoàn đại biểu Công đoàn Công Thương Việt Nam do Đồng chí Lê Thị Đức, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam -  Trưởng đoàn đã đi dự Hội nghị Toàn quốc lần thứ 63 và Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập của Công đoàn Kim khí Nhật Bản.
Đoàn đại biểu CĐCTVN tham dự Hội nghị Toàn quốc lần thứ 63 của JCM
Công đoàn Kim khí Nhật Bản (JCM) trước đây là IMF - JC là một tổ chức đại diện cho các Công đoàn ngành Công nghiệp Kim khí của Nhật Bản. JCM được thành lập vào ngày 16 tháng 5 năm 1964 và chính thức trở thành thành viên của Công đoàn Kim khí Quốc tế (IMF) vào tháng 11 cùng năm. Là một công đoàn thành viên của Công đoàn Kim khí Quốc tế, JCM có nhiệm vụ thúc đẩy tình đoàn kết và các hoạt động trao đổi giữa các lao động kim khí trên thế giới và trong khu vực, thực hiện những hành động bảo vệ quyền, lợi ích của lao động kim khí cũng như cải thiện tình trạng làm việc. Công đoàn Kim khí Nhật Bản (JCM) là một đơn vị ngành trực thuộc Tổng Công đoàn Nhật Bản (JTUC). Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển đã thu hút sự quan tâm chú ý của phong trào Công đoàn Nhật Bản, trong đó có JCM. Mối quan hệ giữa CĐCTVN và JCM được thiết lập từ năm 1995 trong dịp đoàn đại biểu Công đoàn Kim khí Luyện kim Việt Nam (nay là CĐCTVN) sang thăm và làm việc tại Nhật Bản theo lời mời của JCM. Chủ tịch của JCM hiện nay là ông Akihiro Kaneko (cũng là Chủ tịch của Hiệp hội Công đoàn Ô tô Nhật Bản - JAW); giúp việc cho Chủ tịch có Tổng Thư ký Toshiya Umeda; 04 Phó Chủ tịch cùng các phòng, ban chuyên môn liên quan (Chính sách; Tổ chức; Quốc tế; Chính sách ngành Công nghiệp; Chính sách lao động; Đối ngoại). Số lượng đoàn viên đến nay đã lên đến 1.920.000 người (470.000 đoàn viên vào năm 1964). 
Hội nghị Toàn quốc của Công đoàn Kim khí Nhật Bản được tổ chức thường niên hàng năm. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đã tạm ngừng tổ chức trực tiếp mà chuyển sang họp dưới hình thức trực tuyến. Năm 2024 Ban Lãnh đạo Công đoàn Kim khí Nhật Bản quyết định tổ chức Hội nghị Toàn quốc lần thứ 63 và Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tại Thủ đô Tokyo và thành phố Nakita từ ngày 02 đến ngày 05/9/2024 dưới hình thức trực tiếp.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã cùng nhau trao đổi về 02 chủ đề:
1. Tình hình kinh tế, xã hội và xu hướng chính trị của Nhật Bản. Đặc biệt tình trạng hiện nay, những khó khăn, thuận lợi...của ngành Kim khí trong đó có ngành sản xuất ô tô tại Nhật Bản và các quốc gia trên Thế giới.
2. Các vấn đề mà Thế giới đang phải đương đầu hiện nay như: xung đột vũ trang; an ninh lương thực; vấn đề ô nhiễm môi trường; việc làm bền vững...Chuyển dịch công bằng và vai trò của tổ chức công đoàn. Động lực toàn cầu hướng tới một xã hội trung hoà các bon bền vững.
Đại biểu các nước đối tác của JCM cam kết sẽ tham gia tích cực theo quan điểm tương ứng của mình và tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đoàn kết trong thời gian tới.
Khai mạc Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập JCM
Tại buổi gặp mặt không chính thức, Phó Chủ tịch Lê Thị Đức đã cảm ơn lời mời dự Hội nghị Toàn quốc lần thứ 63 và Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập của Chủ tịch Akihiro Kaneko và Ban Chấp hành JCM. Đồng chí đã vui vẻ thông báo với Chủ tịch Akihiro Kaneko về việc CĐCTVN đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2023 - 2028) vào tháng 10/2023; trao đổi nhanh về tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, hoạt động công đoàn… của Việt Nam trong năm 2023 và 08 tháng đầu năm 2024. Cũng như 03 mục tiêu chính trong nhiệm kỳ mới của CĐCTVN là:
Một là: Thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Đoàn viên. Trọng tâm là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể; chủ yếu là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động của đoànviên và người lao động; 
Hai là: Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp; 
Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở có chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.
Đồng chí cũng đề nghị phía JCM và JAW tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với Công đoàn Tổng Công ty Máy động lực, Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP và các đơn vị thành viên có nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Toyota; Suzuki; Honda…Đồng thời chuyển lời mời của Chủ tịch Phan Văn Bản đến Chủ tịch Akihiro Kaneko, thu xếp thời gian và công việc sang thăm Việt Nam vào năm 2026. Chủ tịch Akihiro Kaneko đã vui vẻ nhận lời.
Phó Chủ tịch Lê Thị Đức hội đàm cùng ông Atle Hoie, Tổng Thư ký IndustriALL
Bên lề Hội nghị, đoàn đại biểu Công đoàn Công Thương Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc, trao đổi với ông Atle Hoie, Tổng Thư ký Công đoàn Công nghiệp và Sản xuất Toàn cầu (IndustriALL) và ông Ramon Certeza, Thư ký Khu vực Đông Nam Á của IndustriALL và đại biểu các nước thành viên. Tại cuộc tiếp xúc với các Lãnh đạo của IndustriALL, đồng chí Lê Thị Đức đã đánh giá cao những kết quả hoạt động cũng như sự hỗ trợ dành cho CĐCTVN của IndustriALL; bày tỏ mong muốn IndustriALL tiếp tục hỗ trợ CĐCTVN tham dự các hoạt động liên quan đến ngành nghề do IndustriALL tổ chức; cử chuyên gia sang Việt Nam tập huấn; trao đổi kinh nghiệm về các ngành nghề liên quan như: Nền Công nghiệp 4.0; xây dựng mạng lưới công đoàn...đồng thời mời Tổng Thư ký Atle Hoie thu xếp thời gian, công việc sang thăm Việt Nam vào một dịp gần nhất. Ông Atle Hoie đã vui vẻ nhận lời.
Để giúp các đại biểu đến từ các quốc gia khác nhau hiểu hơn nữa về tình hình kinh tế, chính trị tại đất nước Nhật Bản, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phong trào công nhân công đoàn trong ngành Kim khí Nhật Bản. Ban Lãnh đạo JCM đã bố trí đưa các đại biểu đến thăm và làm việc tại Nhà máy sản xuất xe ô tô tải tại tỉnh Hakone và các đơn vị thành viên trực thuộc khác.
Lê Đức