banner2019
 
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
Việt Nam tham gia AEC: Thị trường lao động không bị ảnh hưởng lớn
Cập nhật lúc 08:24 ngày 07/02/2016

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng 14,5%.


Ảnh minh họa

Sự ra đời của AEC mở ra cơ hội thu hút nguồn lao động có kỹ năng cao giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN. Việc thông qua các thỏa thuận công nhận kỹ năng lẫn nhau trong 8 lĩnh vực (dịch vụ kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, khảo sát, hành nghề y khoa, nha khoa, kế toán, du lịch) tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động. Lao động Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm ở các quốc gia phát triển như Singapore, Thái Lan…

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn không ít, đó là kiến thức, kỹ năng phải được công nhận giữa các nước ASEAN. 50% DN cho biết, người lao động phổ thông và cả những lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết cho doanh nghiệp. Để có thể tự do di chuyển trong nội khối AEC, lao động phải chứng minh được trình độ kỹ thuật; khả năng ngoại ngữ. Cuối cùng là những kỹ năng mềm khác như làm việc theo nhóm, kỹ năng máy tính, hiểu về văn hóa của nước sở tại...

Theo các chuyên gia, để nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam, hệ thống giáo dục đào tạo cần liên kết chặt chẽ với các DN, cơ quan quản lý để đào tạo đáp ứng nhu cầu DN. Phải xây dựng các rào cản kỹ thuật về điều kiện, giấy phép theo hướng hoàn thiện các biện pháp bảo hộ lao động trong nước, dịch chuyển lao động hợp lý. Làm tốt công tác dự báo nguồn lực. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới phương thức quản trị, đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh để thu hút lao động có chuyên môn, kỹ thuật.

Nguồn Báo Công Thương