banner2019
 
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Công đoàn góp phần xây dựng gia đình văn hóa
Cập nhật lúc 04:10 ngày 19/08/2015

Gia đình là tế bào của xã hội. Từ xa xưa, vấn đề tu dưỡng rèn luyện của mỗi cá nhân và gia đình đều gắn liền với xã hội. Muốn có xã hội tốt phải có những con người và gia đình tốt.

Khổng Tử khuyên người ta phải “tu thân, tề gia” rồi mới nói tới “trị quốc, bình thiênhạ”. Nếu thân không tu được, gia đình không tề được thì nói chi tới trị quốc bình thiên hạ.

 

Cha ông ta có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ...” đều là nói về sự giáo dục trong mỗi gia đình. Những việc làm sai trái của mỗi người ngay trong gia đình phải là nơi phê phán đầu tiên. Nếu việc làm đó được gia đình ủng hộ khuyến khích thì tội ác sẽ tăng lên nhiều lần. Đó là các trường hợp mà cả gia đình dòng họ đều dính vào buôn bán ma tuý vì cái lợi trước mắt của riêng mình, là trường hợp con giết cha để lấy tiền đi chơi điện tử...

Xuất phát từ ý nghĩa lớn lao của việc xây dựng gia đình theo chuẩn mực của xã hội, Đảng, nhà nước và CĐ đã xây dựng tiêu chuẩn và hướng tới sự phấn đấu, tạo thành phong trào rộng khắp, xây dựng gia đình văn hoá theo chuẩn mực: Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Tổ chức công đoàn đã tuyên truyền cho người lao động hiểu biết về chuẩn mực gia đình, động viên giúp đỡ họ phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa: “ Gia đình hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ; thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình; đoàn kết xóm giềng; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân” là nhiệm vụ của các cấp Công Đoàn, giúp cho mỗi đoàn viên tiến bộ, đồng thời giúp cho toàn xã hội tốt đẹp. Với ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và giúp đỡ cho mỗi cá nhân đoàn viên, công nhân lao động, mỗi gia đình; các cấp Công Đoàn tổ chức các hình thức gặp mặt, động viên, khen thưởng, biểu dương các gia đình có thành tích suất sắc trong xây dựng gia đình văn hoá; giúp đỡ trợ cấp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Để thực hiện được mục tiêu xây dựng gia đình thời kỳ  đổi mới đất nước và nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào gia đình văn hoá trong CBGVCNVC - LĐ, thời gian tới, giải pháp là các cấp công đoàn cần tiếp tục chỉ đạo, duy trì và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”, “Phụ nữ  tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, chú trọng quan tâm đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức về giới và gia đình, kiến thức pháp luật, kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp.

 

Đối với mỗi cá nhân cần gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một công dân, các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị nơi công tác và các quy định, hương ước của tổ dân, khu phố. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân số, chính sách KHHGĐ. Xây dựng gia đình hòa thuận, có kỷ cương, nề nếp, giữ gìn gia phong, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, thực hành tiết kiệm không lãng phí, phô trương, không mê tín dị đoan, không có người mắc các TNXH, không sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành. Ăn, ở vệ sinh, phòng bệnh tốt, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe tốt. Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người khu dân cư và nơi làm việc.Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập chính đáng để ổn định và phát triển cuộc sống.

Có thể nói xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá là cuộc vận động xã hội lớn vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Qua đó, tổ chức công đoàn đã góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh.

Hương Quỳnh