banner2019
 
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Xuất khẩu vào ASEAN: Triển vọng và thách thức trước thềm hội nhập AEC
Cập nhật lúc 11:45 ngày 26/05/2015

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được kỳ vọng hình thành vào năm 2015 sẽ mở ra nhiều triển vọng xuất khẩu, đồng thời cũng kéo theo không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.


Số liệu thống kế cho thấy, trong vòng 1 thập kỷ qua, kim ngạch thương mại Việt Nam và ASEAn đã tăng 4,5 lần, từ 8,9 tỷ USD năm 2003 lên gần 40 tyt USD vào năm 2013.

Những năm gần đây, ASEAN liên tục thuộc nhóm các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Năm 2013, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ đúng sau Mỹ và EU, với kim ngạch xuất khẩu đạt 18,47 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm trước đó. 3 tháng đầu năm 2014, ASEAN tiếp tục duy trì vị trí đạt được của năm ngoái, với kim ngạch xuất khẩu ướt đạt 4,7 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2014 – 2015 là giai đoạn nước rút của ASEAN để tiến tới mục tiêu xây dựng AEC. ASEAN đang đứng trước triển vọng tăng cường hơn nữa vị thế của mình, trở thành khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng dự kiến từ AEC để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh doanh của mình với khối thị trường ASEAN cũng như với các thị trường khác, trong đó có các thị trường ASEAN đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Autralia và New Zealand.

ASEAN là thị trường quan trong, có rất nhiều tiềm năng bỏi tính năng động và vị trí chiến lược trong khu vực và trên thế giới. Khi AEC được thành lập, các doanh doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn.

ASEAN sẽ xây dựng Cơ sở dữ liệu thương mại (ATR). Đây là cổng thông tin đa chiều ở cả hai cấp độ khu vực và quốc gia, có vai trò  giúp nâng cao tính minh bạch trong thương mại.

Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng liên tục cải cách các quy tắc xuất xứ đưa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản xuất toàn cầu, giúp các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ ASEAN cho hàng hóa trao đổi trong khu vực.

Các nước ASEAN cũng đang cân nhắc tới việc thành lập cơ chế “Tự chứng nhận xuất xứ”, cho phép các doanh nghiệp được tự kê khai xuất xứ hàng hóa thay vì phải có Giấy tự kê khai xuất xứ hàng hóa xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ cấp.

Ngoài ra, gia nhập EAC, Việt Nam còn có cơ hội tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết nối với các công ty đa quốc gia trong ASEAN và đối tác, tăng cường tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng khu vựa và toàn cầu.

Bên cạnh những cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi AEC hình thành.

AEC tạo ra một thị trường có sự tương đồng ở mức cao của các nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, hiện đang có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển của các nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt nam (CLMV) so với các nước ASEAN – 6  (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), thể hiện ở cả quy mô vốn của nền kinh tế, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động …. Do đó, khi AEC được thành lập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm và có ưu thế về dịch vụ trên phạm vi thế giới tại các nước ASEAN khác, như Singapore, Malaysia, Indonesia… Đồng thời, với việc các cam kết tự do hóa đi vào thực thi, bao gồm cắt giảm thuế quan, hàng rào phi thuế trong ASEAN … sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các cam kết ngày càng cao về thực hiện Lộ trình AEC sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các biền pháp về phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp… đang có xu hương gia tăng.

Việc hình thành AEC vào năm 2015 đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực cũng như ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Để tận dụng với hiệu quả cao nhất những cơ hội mà AEC mang lại, các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh  của hàng xuất khẩu, đặc biệt là đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.

Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược phát triển liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn, chủ động cập nhật thông tin về cam kết của các bên và tích cực so sánh, tận dụng các lợi ích của các FTA.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, về ngắn hạn, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu như: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gạo…

Các doanh nghiệp cũng cần tận dụng bản thỏa thuận ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu với  Lào, bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương với Campuchia cũng như lợi thế của hàng Việt Nam tại hai thị trường này và thị trường Myanmar để đẩy mạnh xuất khẩu.

Về dài hạn, để vượt qua những thách thức cũng như để tận dụng những thuận lợi do Công đồng Kinh tế ASEAN mang lại, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, nhất là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu cần chủ động trong việc nâng cao năng lực kinh doanh phù hợp với điều kiện và môi trường của Cộng đồng AEC.

Thùy Dương (Theo Sở CT Thừa Thiên Huế)