banner2019
 
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Những nội dung cơ bản đổi mới hoạt động Công đoàn hiện nay
Cập nhật lúc 04:45 ngày 10/03/2015



Đổi mới tư duy, nhận thức lý luận về Công đoàn trong kinh tế thị trường

Trong kinh tế thị trường, là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, của người lao động, Công đoàn Việt Nam giữ vững tính chất chính trị và tính chất xã hội.

Tính chất chính trị được thể hiện ở những khía cạnh sau: Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị; chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng CSVN đề ra. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chính Minh làm nền tảng lý luận, phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn của Công đoàn. Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng đến mọi người lao động.

Tính chất xã hội được thể hiện ở những khía cạnh: Tính chất xã hội thể hiện trong việc thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các thành phần kinh tế tham gia tổ chức Công đoàn. Công đoàn hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể người lao động. Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực, tự nguyện tham gia hoạt động công đoàn.

Công đoàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của người lao động đến Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người lao động.

Trong kinh tế thị trường cần hết sức coi trọng chức năng bảo vệ lợi ích người lao động. Để bảo vệ tốt lợi ích người lao động, Công đoàn cần làm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu đúng về quyền lợi và nghĩa vụ, tích cực lao động sản xuất, công tác, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Đổi mới các nội dung hoạt động của Công đoàn, đặc biệt chú trọng công tác cụ thể của Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở cần nhận thức đầy đủ vai trò của mình, và có cách làm sáng tạo để nâng cao hiệu quả các công tác như: tuyên truyền giáo dục người lao động; tổ chức các phong trào thi đua trong người lao động; tham gia quản lý cơ quan, doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; vận động lao động nữ; bảo hiểm xã hội; phúc lợi tập thể, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; hợp động lao động; ký kết thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức, cán bộ; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; dân số kế hoạch hoá gia đình; đình công v. v. . . .

Đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn

Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động công đoàn. Hoạt động Công đoàn luôn gắn liền với phong trào công nhân, sâu sát quần chúng, am hiểu sâu sắc thực tiễn ở cơ sở. Tránh nặng về hội họp, ban hành nhiều văn bản trên giấy tờ mà không có sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

Trong hoạt động Công đoàn không được mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền, độc đoán. Coi trọng thuyết phục, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng hoạt động, phát huy tính tự nguyện, tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng để hoạt động Công đoàn thực sự là hoạt động quần chúng.

Đổi mới tổ chức, cán bộ Công đoàn

Đổi mới tổ chức, cán bộ Công đoàn là nội dung quan trọng của hoạt động Công đoàn. Trong đổi mới tổ chức điều quan trọng trước nhất là xác định đúng, chính xác cơ cấu bộ máy tổ chức của hệ thống tổ chức Công đoàn từ Trung ương xuống cơ sở, đảm bảo tinh, giảm, gọn, vững chắc. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của từng cấp trong cơ cấu bộ máy tổ chức, tránh trùng lặp , chồng chéo hoặc bỏ sót công việc. Chú trọng xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

Trong đổi mới cán bộ hết sức quan tâm việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Công đoàn hiện nay. Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch gắn với đào tạo, sử dụng cán bộ. Bố trí, sắp xếp, sử dụng hợp lý cán bộ trên nguyên tắc: vì việc tìm người chứ không vì người tìm việc.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh. Có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tích cực hoạt động Công đoàn. Có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn trong cơ chế thị trường.

Đổi mới công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Kiểm tra thực chất là giúp đỡ, do đó cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, không phải chỉ khi nào, nơi nào, ai có khuyết điểm, thiếu sót mới kiểm tra để xử lý kỷ luật.

Lắng nghe ý kiến quần chúng, nắm bắt thông tin nhiều chiều, xử lý thông tin một cách khách quan, khoa học để phát huy dân chủ, khai thác trí tuệ của quần chúng.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, rút ra bài học về mặt lý luận cũng như thực tiễn để không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn.

Những việc làm cụ thể của Công đoàn cơ sở trong nền kinh tế thị trường

Bảo vệ lợi ích người lao động về mọi mặt (lợi ích kinh tế, văn hoá - tinh thần, lợi ích chính trị, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài) là chức năng trung tâm của Công đoàn; Công đoàn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động; Công đoàn đại diện người lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; Công đoàn có trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp lao động.

Lê Ngân